Mô tả sản phẩm
Tác giả: Quốc Hội
Nhà phát hành: NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật
Năm xuất bản: 2022
Khổ sách : 13*19cm
Số trang: 216 trang
06 vấn đề cần tập trung khi thẩm định dự thảo Nghị định
Ngày 18/6/2020, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, số 63/2020/QH14.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Nghị quyết liên tịch để quy định chi tiết những vấn đề được Luật giao hoặc hướng dẫn một số vấn đề cần thiết trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thay vì chỉ có thẩm quyền ban hành Nghị quyết liên tịch để quy định chi tiết những vấn đề được Luật giao.
Bên cạnh đó, Luật quy định tờ trình dự án, dự thảo phải nêu rõ sự cần thiết ban hành Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết, mục đích, quan điểm xây dựng Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết; quá trình xây dựng dự án, dự thảo; Bố cục, nội dung cơ bản của dự thảo văn bản; Tính thống nhất của dự thảo văn bản với các văn bản quy phạm pháp luật trong cùng lĩnh vực; Tính tương thích của dự thảo văn bản với điều ước quốc tế có liên quan.
Ngoài ra, nội dung thẩm định dự thảo Nghị định cần tập trung vào các vấn đề sau: Sự cần thiết ban hành Nghị định; Sự phù hợp của nội dung dự thảo Nghị định với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; Sự phù hợp của nội dung dự thảo Nghị định với văn bản được quy định chi tiết đối với Nghị định quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật này; Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo Nghị định; Điều kiện bảo đảm về nguồn lực; Ngôn ngữ, kỹ thuật, trình tự soạn thảo;…
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021.
MỌI CHI TIẾT XINN LIÊN HỆ: 0917101389
Email:[email protected]
Có liên quan
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.