Mô tả sản phẩm
Ngày 20-11-2015 tại kỳ họp thứ 10, khóa XIII Quốc hội đã thông qua Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13; Và ngày 25-11-2015 Quốc hội cũng thông qua Luật Trưng cầu ý dân số 96/2015/QH13 (tất cả đều có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2016); Theo Luật Trưng cầu ý dân, Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về các vấn đề: Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp; vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia; các vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước…
Bên cạnh đó, tiếp công dân là công tác quan trọng trong các hoạt động của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta. Thông qua việc tiếp công dân, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức tiếp nhận được các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Vì vậy Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đã ban hành nhiều quy định mới như: NQ số 113/2015/QH13 ngày 27-11-2015 Về tiếp tục thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn; Luật tiếp công dân số 42/2013/QH13; NĐ số 64/2014/NĐ-CP ngày 26-06-2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân; NQ số 759/2014/UBTVQH13 ngày 15-5-2014 Quy định chi tiết về hoạt động tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; QĐ số 341/QĐ-BTP ngày 25-02-2015 Kế hoạch triển khai thực hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; TT số 06/2014/TT-TTCP ngày 31-10-2014 Quy định quy trình tiếp công dân; TT số 53/2015/TT-BLĐTBXH ngày 11-12-2015 Hướng dẫn về quy trình tiếp công dân và xử lý đơn thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước; Luật khiếu nại số 02/2011/QH13; QĐ số 878/QĐ-TCT ngày 15-5-2015 Về việc ban hành Quy trình giải quyết đơn khiếu nại tại cơ quan thuế các cấp; Luật tố cáo số 03/2011/QH13…
Nhằm giúp các cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức công chức các cơ quan quản lý nhà nước tìm hiểu những vấn đề trên. Nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản cuốn sách: “LUẬT TRƯNG CẦU Ý DÂN – LUẬT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (được thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII) – LUẬT TIẾP CÔNG DÂN VÀ CÁC VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN”.
Nội dung cuốn sách bao gồm những phần chính sau: Phần I. Luật Trưng cầu ý dân được thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2016); Phần II. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2016); Phần III. Luật Tiếp công dân và văn bản hướng dẫn thi hành; Phần IV. Chỉ đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và quy trình tiếp công dân; Phần V. Hướng dẫn công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo của cơ quan, ban ngành; Phần VI. Luật Khiếu nại – Luật Tố cáo và quy trình giải quyết, xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh; Phần VII. Quy chế phối hợp giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân và quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động; Phần VIII. Hướng dẫn thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Phần IX. Luật Phòng chống tham nhũng và chế độ khen thưởng trong việc tố cáo tham nhũng.
Đây là tài liệu rất thiết thực đối với cán bộ chấp hành viên, thẩm tra viên, công chức các cơ quan và các cá nhân, tổ chức, cơ quan khác có liên quan. Hy vọng cuốn sách có giá trị hữu ích đối với bạn đọc.
Sách đẹp, khổ 20*28 cm, dày 424 trang, Nộp lưu chiểu quý I / 2016.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 0862682184 – 0909781389 – Fax: 0862682184
Email:[email protected]
Có liên quan
Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.